Monday, July 6, 2015

Cách nấu món bún Bò Huế

Nguyên liệu: (6 tô to )
-500g xương lợn, chọn xương đuôi
-1/3 cái đuôi bò (mua đuôi bò nấu phở bớt lại 1/3 cho nồi bún bò )
-1 cái móng giò, chặt khoanh tròn
-1 cái bắp bò
-200g giò sống + 150g thịt nạc vai xay = Mọc
-300g thịt thăn bò thái mỏng ( bò tái , tùy thích )
-1 bó xả to, 1 củ hành tây, 10 củ hành hương, hành hoa, rau mùi
-Gia vị: 3 viên gia vị Bún Bò Huế, hạt tiêu, đường, nước mắm, gia vị, mắm ruốc
Chuẩn bị:
- Xả cắt khúc dài 5-7cm, bóc vớt vỏ ngoài, đập hơi dập
- Hành tươi lấy phần đầu trắng cắt khúc 5-7cm
- 5 củ hành hương nướng cho thơm
- Hành tây cắt khoanh tròn mỏng ngâm cùng ít đường, dấm, tương ớt
- Hành hoa (phần lá xanh), mùi rửa sạch thái nhỏ
Cách làm:
1. Xương đuôi, đuôi bò, móng giò rửa sạch cho vào nồi nước sôi cùng chút muối, đun sôi khoảng 5phút cho ra hết bọt bẩn rồi rửa lại thật sạch. Cho vào nồi cùng 5 củ hành hương và 1/2củ hành tây cho ra nước ngọt.
2. Bắp bò cho vào nồi áp suất cùng ít gia vị và gừng luộc chin. Nước luộc bò cho luôn vào nồi nước dung
3. Chuẩn bị 1 bát gia vị gồm; 3 viên gia vị Bún Bò Huế ( đã mài nhuyễn ), 5 thìa cà phê nước mắm, 5 thìa cà phê đường, tiêu, 5 của hành hương cắt mỏng, trộn đều cho các gi vị quyện vào nhau.
4. Lấy 5 thìa mắm ruốc hòa tan cùng 1 chút nước nóng, để lắng.
5. Trộn giò sống, nạc vai xay nêm chút gia vị, tiêu, đường và hành tươi (phần đầu trắng ) cùng xả đã bằm nhuyễn.
6. Khi xuơng vừa mềm cho sả đập dập, hành tươi phần đầu trắng và bát gia vị vào nồi đun tiếp đến khi thơm mùi sả và hành. Cho mắm ruốc Huế đã pha vào, đun nhỏ lửa và nêm gia vị cho vừa ăn. Nồi nước dung có vị hơi ngọt, đậm đà và thơm mùi sả, ruốc.
7. Trước khi ăn lấy thìa xắn giò sống thả vào nồi nước dùng đang sôi làm mọc, đun vài phút là chín.
8. Khi ăn: Cho bún ra bát, xếp thịt bò thái mỏng, móng giò cắt khoanh, hành tây, hành lá mùi lên trên, vài viên mọc rồi chan nước. Ăn nóng. 
Đọc tiếp

Panna cotta chanh dây - Món tráng miệng siêu dễ đến từ nước Ý

Phần panna cotta:
- 180ml sữa tươi
- 200ml kem tươi, mình sử dụng whipping cream 30% béo
- 40g đường
- 2,5 lá gelatine
- 1 gói đường vani (7,5g)
- 3 quả chanh dây


1/ Ngâm gelatine vào NƯỚC LẠNH khoảng 10 phút cho mềm, KHÔNG SỬ DỤNG NƯỚC ẤM NÓNG, NƯỚC NÓNG SẼ LÀM TAN GELATINE.


2/ Chanh dây bổ đôi, cạo lấy hạt và nước cốt. Lọc qua 1 chiếc rây, dùng muỗng miết phần hạt để thu được hết phần nước cốt.


3/ Cho sữa, kem tươi, đường và đường vani vào 1 chiếc nồi nhỏ, đun sôi. Khi sữa sôi, tắt bếp, cho nước cốt chanh dây và gelatine đã vắt ráo nước vào nồi, khuấy đều để gelatine tan hết.
Lưu ý phải khuấy kĩ đến khi gelatine tan hết, nếu không gelatine sẽ bị vón cục trong kem sữa.


4/ Chia hỗn hợp vào từng cốc nhỏ, đậy kín cho vào tủ lạnh ít nhất 1h để phần mặt trên đông lại.


Phần sốt chanh dây:
- 3 quả chanh dây
- 1 tbsp đường
- 1 tbsp nước cam
- 1 ít bột bắp


1/ Chanh dây bổ đôi, lấy hết hạt và nước cốt cho vào 1 chiếc nồi nhỏ cùng với nước cam và đường, đun sôi.


2/ Khi hỗn hợp sôi, khuấy tan bột bắp với 1 ít nước, cho vào nồi, khuấy đều, hỗn hợp sẽ hơi sệt lại. Tắt bếp, để nguội.


3/ Sau khi panna cotta đã se mặt, dùng muỗng đổ từ từ phần hỗn hợp lên trên. Đổ nhẹ nhàng để không làm vỡ phần kem sữa. Cho vào tủ lạnh 4h nữa cho phần kem sữa đông hẳn. Dùng lạnh.


<webtretho>
Đọc tiếp

Wednesday, February 11, 2015

Giỏi tiếng Anh khiến bạn cảm thấy thật tuyệt

Bài viết được dịch từ Antimoon

Nếu bạn đã đọc bài viết “Tại sao bạn nên học tiếng Anh?”, thì bạn đã biết rằng tiếng Anh có thể giúp nâng cao đời sống của bạn. Nó giúp bạn trở nên thông minh hơn, có cơ hội gặp gỡ nhiều người mới, kiếm thêm thu nhập, v.v… Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi mình rằng liệu bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi mình giỏi tiếng Anh?
Tiếng Anh giờ đây đã trở thành một yếu tố bắt buộc trong nhiều lĩnh vực.Giỏi tiếng Anh sẽ giúp cho bạn có rất nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống!

Hãy cùng hình dung nhé…

Bạn đang tại một lớp học tiếng Anh. Cả lớp đang làm bài tập. Mọi người đều đang trao đổi về bài kiểm tra; không khí lớp học rất ồn ào. Trong khi đó bạn đã làm xong bài kiểm tra từ 2 phút trước, và bây giờ những người xung quanh bạn đang hỏi những câu hỏi kiểu như “Extemporaneous có nghĩa là gì ấy nhỉ?”, “Đáp án câu số 2 là gì vậy?”. Bạn biết những câu trả lời đúng và bạn giúp họ. Bạn biết tại sao họ lại nhờ bạn giúp đỡ – bởi vì họ biết bạn rất giỏi. Bạn cảm thấy mình được tôn trọng và ngưỡng mộ. Giáo viên cũng để ý đến các kỹ năng đặc biệt của bạn. Ông ta nhìn bạn với một ánh mắt khâm phục.
Bạn đang trên một chuyến bay, trở về từ một chuyến du lịch. Bạn nhìn thấy người ngồi bên cạnh đang đọc một tờ báo tiếng Anh. Vì chuyến bay còn một hành trình khá dài, bởi vậy bạn quyết định bắt chuyện làm quen với vị khách đó. “Động cơ máy bay kêu to quá nhỉ?”, bạn nói. “Vâng. Trông cứ như là máy bay có thể tan ra từng mảnh bất cứ lúc nào”, anh ta đáp lại và mỉm cười. Cuộc nói chuyện cứ thế tiếp tục. Bạn nói chuyện rất dễ dàng và cảm thấy khá thích thú. Thời điểm trước khi máy bay hạ cánh, vị hành khách đó nói rằng: “Bạn nói chuyện tiếng Anh y chang như người Mỹ vậy. Từ cách bạn phát âm cho đến ngữ pháp – thật đáng kinh ngạc!” Bạn đáp xuống phi trường với một nụ cười trên môi. Thật là một ngày tươi đẹp!
Bạn đang trên một chuyến xe bus để tới trường học, giống như mọi ngày. Bạn quyết định dùng thời gian rỗi để đọc một vài trang của một cuốn sách có mang theo. Bạn lấy nó ra khỏi ba lô. Quyển sách đó có nội dung bằng tiếng Anh. Ngay khi bạn bắt đầu đọc, người ngồi kế bên bạn nhìn vào bìa của cuốn sách và để ý tiêu đề tiếng Anh của nó. Người đó nhìn bạn với ánh mắt ngưỡng mộ và ghen tị. Một lát sau, một số người khác trên xe bus cũng bắt đầu nhìn bạn. Họ cũng muốn có khả năng đọc sách tiếng Anh, nhưng họ không thể. Bạn cảm thấy hài lòng. Bạn cảm thấy vui sướng vì mình đã dành thời gian để học tiếng Anh.
Bạn đang ở tại một sân bay quốc tế. Bạn bước đi một cách nhanh chóng, và trông bạn rất tự tin. Bạn hiểu hết tất cả các biển chỉ dẫn xung quanh mình, bạn cũng hiểu những lời thông báo phát trên loa. Bạn biết rằng nếu gặp bất cứ rắc rối nào thì bạn có thể dễ dàng nhờ sự giúp đỡ của nhân viên sân bay bằng thứ ngôn ngữ của họ. Bạn đi đến đúng cửa của mình để lên máy bay, thử nghĩ xem bạn sẽ gặp nhiều khó khăn như thế nào nếu không biết tiếng Anh trong lúc này.
Bạn đang có một khoảnh khắc rất tuyệt vời cùng với cô bạn gái. Hai người đang ngồi cạnh nhau, và tay bạn đang vòng qua ôm eo cô ấy. Trên radio thì đang phát một bài hát rất hay. Bạn có thể hiểu được từng từ trong bài hát đó. Bạn gái của bạn hỏi rằng: “Bài hát đó nói về cái gì vậy anh?” “Nó hát về tình yêu, đó cưng”, bạn trả lời. “Anh thật là thông minh, em ước gì mình cũng giỏi tiếng Anh giống như anh vậy”, cô ta nói thêm. Bạn cảm thấy mình được yêu và được ngưỡng mộ.
Đọc tiếp

Tại sao mọi lập trình viên cần phải giỏi tiếng Anh?

Bài viết được dịch từ blog Volgarev.me

Thú thực, lúc đầu tôi rất phân vân khi không biết nên viết bài này bằng tiếng Anh hay tiếng Nga (tiếng mẹ đẻ của tôi). Một mặt thì bài viết này nhắm đến những người không giỏi tiếng Anh lắm nên theo logic thì nó nên được viết bằng tiếng Nga. Một mặt khác, tôi cũng có nhiều người bạn, những người không phải là người Nga, và cũng không phải là người thuộc cồng đồng các nước nói tiếng Anh, và tôi có thể hình dung những suy nghĩ của mình trong bài viết này sẽ làm cho họ cảm thấy thú vị. Như bạn đã thấy, tôi đã chọn cách thứ hai. Bài viết này nói về việc tại sao tôi lại nghĩ rằng việc biết tiếng Anh (dù cho chỉ ở mức trung bình, ở tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết) là điều vô cùng quan trọng đối với một lập trình viên.
Tiếng Anh giúp lập trình viên có thể giao lưu và học hỏi được nhiều hơn.Tiếng Anh là một yếu tố vô cùng quan trọng trong nghề lập trình viên.

1. Tiếng Anh là cách để bạn quản lý bản thân

Tôi biết rất nhiều người (là các lập trình viên), những người cảm thấy khá thoải mái với việc không sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động hàng ngày. Họ thích những cuốn sách được dịch sang tiếng mẹ đẻ (thường những cuốn sách họ đọc là “sách giấy” thay vì e-books), họ sử dụng các phần mềm có giao diện được chuyển ngữ sang tiếng quốc gia mình (ví dụ như, hệ điều hành Windows, Visual Studio, SQL Server… giao diện tiếng Nga), họ đọc tin tức quốc tế thông qua các trang tổng hợp tin tức và các cổng thông tin trong nước; trong trường hợp họ cần sự giúp đỡ trực tuyến, thì họ thường tham gia vào các cộng đồng trong nước (các tài liệu được dịch sang tiếng mẹ đẻ, các trang hỏi đáp Q&A, các diễn đàn v.v…) và các trang web tương tự như vậy. Điều đó thì cũng tốt thôi, nếu theo cách này thì mới nghe qua thấy cũng khá ổn. Nhưng chúng ta hãy xem những mặt bất lợi của nó.
Đầu tiên, chúng ta hãy bàn về những cuốn sách dịch. Vấn đề chính ở đây (mà tôi nhận thấy) đó là thường cần khá nhiều thời gian để một cuốn sách dịch có thể được tung ra thị trường. Một người bạn của tôi gần đây có mua một cuốn sách dịch của tác giả Jon Skeet là C# in Depth, second edition (tái bản lần thứ hai), trong khi đó tôi tại cùng một thời điểm đã có thể mua quyển sách đó với third edition (tái bản lần thứ ba). Tôi không nói rằng những thông tin trong quyển sách tái bản lần thứ hai là quá cũ, nhưng bạn phải công nhận với tôi một điều rằng: công nghệ ngày nay phát triển như vũ bão và vì thế nhiều khi người ta không muốn xuất bản một cuốn sách giấy, bởi vì thời gian trôi nhanh như chớp, sẽ có rất nhiều sự thay đổi và bổ sung tới chủ đề của cuốn sách và đó là lý do mà nhà xuất bản phải viết lại một tái bản mới. Một vấn đề khác thường gặp với việc dịch đó là người dịch không có đủ kiến thức để am hiểu về những chủ đề mới mà cuốn sách đề cập tới (ví dụ, có rất nhiều lời than phiền về chất lượng dịch của cuốn sách C# in Depth, second edition).
Kế tiếp là các phần mềm của nước ngoài được chuyển giao diện thành tiếng mẹ đẻ. Trong khi tôi có thể hiểu được tại sao nhiều người lại mua những cuốn sách dịch, thì một điều hoàn toàn gây khó hiểu cho tôi đó là tại sao các lập trình viên lại đi cài đặt các phần mềm có giao diện bằng tiếng mẹ đẻ, đặc biệt là các công cụ dùng để lập trình (ví dụ như một lập trình viên .NET sử dụng một bản Visual Studio có giao diện tiếng Nga). Vấn đề lớn nhất ở đây đó là thường rất khó để tìm giải pháp cho một vấn đề với công cụ hoặc framework đặc thù, nếu tất cả bạn nhận được là một mớ những thông báo lỗi bằng tiếng mẹ đẻ (ví dụ bạn sẽ gặp phải những thông báo ngoại lệ exception .NET rất khó hiểu loằng ngoằng bằng tiếng Nga). Những tài liệu gốc thì lúc nào cũng chuẩn hơn bất kỳ một bản dịch nào đó, và thêm nữa là có những tài nguyên trực tuyến như trang hỏi đáp Stack Overflow sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian rất nhiều.
Tình trạng với tin tức công nghệ cũng giống như với những cuốn sách vậy. Tin tức thì thường chỉ có ích khi chúng mang tính thời sự và mặc dù không mất quá nhiều thời gian để dịch một bài báo riêng lẻ, nhưng có những thông tin liên quan thì một bài dịch sẽ không chuyển tải được (ví dụ không ai lại đi dịch những lời bình luận dưới bài báo, trong khi chúng có thể cung cấp cho chúng ta những thông tin rất giá trị thậm chí còn hơn cả bản thân bài báo) và thường rất khó để cho chúng ta có thể nắm bắt được hết nhịp đập công nghệ.

2. Tiếng Anh là cách để bạn thể hiện bản thân

Đây là một điều rất quan trọng: khả năng tiếng Anh của bạn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà mọi người xung quanh đánh giá về mức độ chuyên nghiệp của bạn. Điều này là do kinh nghiệm của bản thân tôi và do quan sát xung quanh. Tại công ty cũ của tôi, chúng tôi có một nhóm đối tác là các lập trình viên người Ucraina làm việc từ bên kia biên giới. Chúng tôi thường có những buổi trao đổi công việc qua Skype để lên kế hoạch về việc phát triển phiên bản tiếp theo của sản phẩm, bàn luận về những lỗi hiện tại phần mềm đang gặp phải v.v… Nhưng không một ai trong nhóm đối tác người Ucraina kia có khả năng nói tốt tiếng Anh cả, và điều đáng nói là làm thế nào mà các đồng nghiệp của tôi có thể thảo luận với họ (không những thông qua voice chat mà còn qua cả email). Dường như những gã Ucraina này bị đồng nghiệp của tôi xem thường, và đánh giá trình độ của họ chỉ ngang mấy tay nghiệp dư mới vào nghề (những người chỉ làm được nhưng công việc đơn giản, và luôn phải có một người quản lý lead/manager cầm tay chỉ việc cho họ v.v…) hơn là những lập trình viên chuyên nghiệp. Một điều nực cười ở đây mà tôi biết là họ rất có năng lực, điều đó chỉ thấy rõ từ khi chúng tôi có thể trao đổi với nhau bằng tiếng Nga, và tôi có thể nói rằng những gã này hoàn toàn có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong công việc mà chúng tôi đang làm. Từ góc nhìn của mình thì tôi nhận thấy chính khả năng tiếng Anh kém của họ đã tạo nên một hình ảnh xấu trong con mắt những người khác. Và đó cũng không phải là ví dụ duy nhất, tôi đã nhìn thấy khá nhiều trường hợp khác giống như thế.
Paul Graham (nhà sáng lập quỹ đầu tư công nghệ Y Combinator) gần đây đã tuyên bố một câu xanh rờn về lý do họ không đồng ý cho một startup nhận được vốn đầu tư của quỹ này. Ông nói chính xác như sau: “Một phẩm chất chứng tỏ anh ta là một CEO tồi đó là tiếng Anh của anh ta đầy âm sắc địa phương”. Trong khi rất nhiều người hiện đang tranh cãi về tuyên bố này (thậm chí một số người đã cho rằng Paul Graham có thái độ phân biệt chủng tộc quá đáng), thì tôi nghĩ rằng ông ta nói cũng có lý. Bạn thử nghĩ coi, làm sao mà một nhà đầu tư nào lại dại dột giao tiền cho một gã mà thậm chí anh ta còn không thể trình bày rõ ràng ý tưởng về sản phẩm của mình cho chí ít là các nhà đầu tư có thể hiểu được? Có khác nào lại đi giao trứng cho ác? Tôi nghĩ rằng điều tương tự cũng đúng với các lập trình viên phần mềm kém tiếng Anh: không ai lại đi thuê bạn làm một architect hoặc một team leader, nếu thậm chí bạn không thể diễn đạt được suy nghĩ của mình bằng cách sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành thích hợp.

3. Hãy hành động ngay bây giờ

Nếu bạn nghĩ đến bản thân mình trong khi đọc những điều trên, thì bạn nên biết rằng mình có thể cũng cần phải cải thiện trình độ tiếng Anh. Tôi sẽ không gợi ý điều gì ở đây bởi vì tôi nghĩ rằng có rất nhiều phương pháp học khác nhau phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau. Một số người học hiệu quả bằng các xem phim tiếng Anh có phụ đề, một số người thì chọn cách đọc sách kèm theo cuốn từ điển, một số khác thì chọn cách chơi game (vâng, có rất nhiều người thực sự đã nâng cao được khả năng tiếng Anh của mình bằng cách chơi các game có giao diện tiếng Anh). Một số khác thì thích đến trường học bài bản và nhận kiến thức từ giáo viên. Nếu bạn có cơ hội để giao tiếp với người bản xứ hàng ngày (hàng tuần, hoặc hàng tháng), điều đó thì rất tuyệt vời, vì nó sẽ giúp nâng cao khả năng nghe nói của bạn lên rất nhanh. Về bản thân mình, tôi cũng đã chuyển dần sang môi trường tiếng Anh ngày càng nhiều hơn (gỡ bỏ các phần mềm có giao diện tiếng mẹ đẻ, không còn đọc tin tức từ các trang tin trong nước nữa mà chuyển sang đọc tin từ các trang tin công nghệ lớn như The VergeTechCrunch và Hacker News v.v…)
Chúc bạn may mắn và thành công!
P.S. Bạn cũng có thể đọc bản dịch tiếng Nhật của bài viết này tại đây.
Các bài viết liên quan:
Về tác giả bài viết:
Pavel VolgarevPavel Volgarev là một lập trình viên người Nga. Anh có 8 năm kinh nghiệm với công nghệ Microsoft và phát triển Web. Được học lập trình từ rất sớm (13 tuổi) khi mẹ anh giới thiệu với anh ngôn ngữ QuickBASIC. Sau đó anh chuyển qua học C++ và C. Sau đó Volgarev vào học ngành Khoa học Máy tính tại trường Đại học Far Eastern State Technical Universuty (FESTU). Hiện tại anh đang làm việc với vai trò trưởng nhóm của một số dự án tại một công ty công nghệ ở Ba Lan (công ty chuyên về phát triển Web dựa trên ASP,ASP.NET, Visual Basic, JavaScript và CSS). Bạn có thể liên hệ với anh qua blog cá nhân, TwitterFacebook hoặc email volpav[at]gmail.com

Đọc tiếp

Những điều kiện cần thiết để học giỏi tiếng Anh

Bài viết được dịch từ AntiMoon

Bạn cần thay đổi lối sống để thu được kết quả tốt trong việc học tiếng Anh.Bạn cần thay đổi lối sống để thu được kết quả tốt trong việc học tiếng Anh.

1. Bạn cần phải thay đổi lối sống

Học tiếng Anh đòi hỏi bạn phải thực hành nhiều. Bạn có thể đã biết tất cả các bí quyết để học tiếng Anh được tốt, nhưng nếu không bắt tay vào thực hiện những bí quyết đó thì bạn sẽ không thu được kết quả gì cả. Một thực tế là, nếu bạn muốn học giỏi tiếng Anh thì bạn phải thực sựthay đổi lối sống của mình. Dưới đây là một số điều mà bạn nên thực hiện theo để thu được kết quả tốt nhất:
Đọc một cuốn sách tiếng Anh trong vòng một giờ mỗi ngày, phân tích ngữ pháp của các câu văn và tra từ điển những từ mà bạn chưa biết.
+ Nghe các loại băng đĩa hoặc các loại sách dạng audio bằng tiếng Anh trên Internet, thỉnh thoảng dừng nghe, cố gắng hiểu xem họ đang nói về vấn đề gì, và thử bắt chước giọng phát âm của người đọc.
+ Dành ra 30 phút mỗi ngày chỉ để tập phát âm cho bằng được âm “r” trong tiếng Anh.
+ Tập viết email bằng tiếng Anh một cách cẩn thận, sử dụng từ điển hoặc tìm kiếm trên Internet mỗi 20 giây để chắc chắn rằng mỗi từ bạn viết ra đều đúng chính tả, và dành ra 5 phút để viết một câu.
+ Suy nghĩ về một số câu tiếng Anh mà bạn đã đọc, tự hỏi rằng liệu có thể dùng “a” thay vì dùng “the” trong câu đó hay không, và thử tìm các câu tương tự trên Internet để có được câu trả lời.
+ Đi dạo ra phố và tự nghĩ ra những câu tiếng Anh đơn giản trong đầu (nói chuyện một mình bằng tiếng Anh về những thứ mà bạn nhìn thấy xung quanh).
Có thể bạn sẽ thắc mắc dạng người nào lại đi làm những việc kỳ quặc ở trên? Xin thưa, chỉ có một dạng thôi. Đó là những người thích làm những việc đó. Nếu bạn muốn học giỏi tiếng Anh, bạn cũng sẽ cần trở thành dạng người kiểu này. Bạn đã bao giờ nghe thấy một ai đó trở nên thành công nhờ vào làm những công việc mà anh ta ghét chưa?

2. Một số vấn đề khó khăn

Vấn đề đối với việc dạy và học tiếng Anh là tất cả người học đều muốn nói tiếng Anh thật giỏi; tuy nhiên, hầu hết lại không muốn dành thời gian để tự học tiếng Anh. (Đó có thể là lý do tại sao rất nhiều người đăng ký các lớp học tiếng Anh và hy vọng rằng giáo viên sẽ “nhồi nhét” kiến thức vào đầu dùm họ).
Sự thiếu động lực này nghĩa là người học nói chung không chịu dành thời gian để tự học tiếng Anh, và nếu có thì cũng không được duy trì thường xuyên. Ví dụ, người học có thể học về các thì của động từ trong vòng 12 tiếng đồng hồ trước một kỳ thi tiếng Anh. Tuy nhiên, anh (cô) ta lại không chịu đọc lấy một cuốn sách tiếng Anh khoảng 30 phút mỗi ngày. Mọi người không cảm nhận được là học tiếng Anh cũng có cái thú vị riêng của nó, do đó họ chỉ học khi nào bị bắt buộc. Vấn đề là nếu bạn học với một khối lượng lớn tại một thời điểm sẽ không thu được kết quả gì, nhưng nếu bạn học một chút mỗi ngày thì lại có rất nhiều kết quả.

3. Những thái độ tiêu cực

Một trong những lý do tại sao mọi người không muốn dành thời gian để tự học tiếng Anh là do họ luôn gán việc học tiếng Anh với những điều khó chịu. Khi nghĩ đến việc “học tiếng Anh”, mọi người thường liên tưởng đến các lớp học tẻ nhạt, những giáo trình khó nuốt và những bài tập về nhà chán ngắt. Ngay cả khi biết rằng tiếng Anh rất cần cho công việc của họ, thì đó cũng không phải là động lực nếu như họ cũng đang chán việc! Trong tâm trí họ, học tiếng Anh là một cái gì đó phải làm, chứ không phải là điều muốn làm.

4. So sánh giữa một học viên bình thường và 

một học viên có nhiều động lực

Đọc sách tiếng Anh 30 phút mỗi ngày là một cách học thu được kết quả rất tốt.Đọc sách tiếng Anh 30 phút mỗi ngày là một cách học thu được kết quả rất tốt.
Paula là một học viên tiếng Anh bình thường có một một động lực học tập ở mức trung bình. Cô thỉnh thoảng cũng có những lúc đặt quyết tâm cao – như trước kỳ thi tiếng Anh hoặc vào lúc cô không thể nói chuyện được với một khách hàng ngoại quốc gọi điện đến giao dịch. Khi gặp những lúc này cô nghĩ “Mình cần phải làm gì đó để cải thiện vốn tiếng Anh của mình mới được!”. Tuy nhiên, việc này xảy ra rất hiếm – không đến một lần mỗi tháng. Vì vậy thậm chí nếu cô học với cường độ khá cao (ví dụ: học toàn bộ hai ngày trước kỳ thi) thì kết quả thu được là rất thấp, bởi vì cô sẽ quên đến 90% những gì đã học được chỉ trong vòng một tháng sau đó. Chúng ta cũng không quá ngạc nhiên về điều này. Để có thể nhớ được lâu thì bạn phải luôn luôn làm mới và ôn lại kiến thức, nếu không bạn sẽ quên chúng chỉ sau một thời gian ngắn.
Bây giờ chúng ta hãy quan sát một học viên tiếng Anh khác là Judy. Judy thường đọc một cuốn tiểu thuyết đặc biệt dành cho người học tiếng Anh (được viết theo lối tiếng Anh đơn giản) hầu như mỗi ngày trong vòng 30 phút. Cô mua một cuốn từ điển Anh-Anh và sử dụng nó để tra những từ chưa biết mà cô gặp phải khi đọc sách. Rất khó để thực hiện một cách đều đặn công việc này vào thời gian đầu; đọc sách và sử dụng từ điển  không phải là “điều dễ làm” đối với cô. Và mỗi câu tiếng Anh thực sự là một thử thách.
Nhưng bây giờ, chỉ sau hai tuần cô đã có thể đọc nhanh hơn. Trong khi đọc, cô thường bắt gặp những từ đã học hai tuần trước đó. Khi nhận ra những từ này, cô đã không phải tra chúng trong từ điển nữa và cảm nhận thấy rằng mình đang thu được kết quả rất tốt. Judy cảm thấy vốn tiếng Anh của mình tăng lên rất nhanh và cô càng háo hức muốn học thêm. Mỗi ngày, Judy đều mong chờ đến thời gian rảnh để được đọc sách. Cuốn sách tạo cho cô nhiều sự thay đổi, và Judy luôn áp dụng những điều mà cô đã học được vào cuộc sống (cùng với niềm hân hoan với sự tiến bộ mỗi ngày) và học càng ngày càng nhiều hơn. Do duy trì được thói quen đọc sách thường xuyên, Judy quên ít hơn và vốn từ vựng ngày càng tăng lên.
Judy đang học đúng phương pháp. Cô sẽ sớm trở thành một người có thể đọc các bài báo viết bằng tiếng Anh và những tài liệu được viết dành riêng cho người bản xứ.

5. Bạn cần phải làm gì?

Nếu bạn là người giống Paula và không muốn đọc các cuốn sách tiếng Anh trong thời gian rảnh rỗi, hay không thích suy nghĩ về cấu trúc câu tiếng Anh, hoặc không kiên trì luyện phát âm chuẩn âm “r”, thì bạn sẽ phải học theo một cách khác. Có nhiều phương pháp học khác có thể giúp bạn có thêm động lực, nhưng cách tốt nhất là bạn nên kết hợp việc học với một điều gì đó tạo ra nhiều niềm vui.
Nếu bạn có thể sử dụng vốn tiếng Anh của bạn để xem các đoạn phim hài trên Internet, hay đọc một bài báo viết về ban nhạc bạn yêu thích hoặc thảo luận với một số người trên các diễn đàn, bạn sẽ nghĩ rằng tiếng Anh là chìa khóa tạo ra nhiều niềm vui. Khi bạn nghĩ đến “tiếng Anh”, bạn sẽ không còn liên tưởng đến các lớp học nhàm chán, những quy tắc ngữ pháp khô khan và một mớ từ vựng cần phải nhớ nữa – trái lại bạn sẽ liên tưởng đến những chương trình TV vui nhộn, ban nhạc mà bạn hâm mộ hay những người mà bạn ưa thích. Trong tâm trí bạn, tiếng Anh không còn gắn liền với những chủ đề tẻ nhạt tại trường học nữa – mà ngược lại nó là phương tiện để bạn tìm được nhiều niềm vui mỗi ngày.
Chúc bạn thành công!
[bài viết được chia sẻ từ vinacode site. thanks vinacode]
Đọc tiếp